THƠ VIẾT VỀ THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
XUÂN HIẾN
ĐT: 0169 013 1953
NGÀY XƯA
(Kính tặng hương hồn
cha)
Ngày xưa một mẹ một con
Bởi cha khuất bóng, gót son mất chồng
Má
hồng phải chịu phòng không
Vì dân, vì nước mà chồng hy sinh
Đến
khi đất nước thanh bình
Một con, một mẹ mưu sinh hàng ngày
Cuộc
đời ngậm đắng nuốt cay
Được chia ruộng đất mặt mày nở hoa
Theo U đi chợ ăn quà
Gánh tôi một nửa, nửa là
khoai lang
U tôi mua sắm đồ hàng
Nào thúng, nào cót, nào
sàng, nào nia…
Sắm thêm bát đĩa, môi thìa
U nói với bạn ngày kia giỗ
chồng!
U tôi gánh gánh, gồng gồng
Còn tôi chạy bộ xách lồng gà
con
Cho dù nước chảy đá mòn
Trong tôi mãi mãi vẫn còn
ngày xưa
27/7/2012
Lời bình: Xuân Hiến
Cuộc đời con người có những dấu ấn đi
theo ta suốt chặng đường không bao giờ phai nhạt. Năm tháng cứ mãi miết trôi
xuôi, nắng mưa và bốn mùa cứ vần vũ theo quy luật tự nhiên, trong tâm trí con
người lại trái với quy luật đó. Có thể nói cái “Ngày xưa” luôn tươi rói trong
nỗi nhớ của nhà thơ Nghiêm Thản. Mở đầu là bốn câu thơ như thổi hồn vào cảm
xúc:
“Ngày xưa một mẹ một
con
Bởi cha khuất bóng, gót son
mất chồng
Má hồng phải chịu phòng
không
Vì dân, vì nước mà chồng hy
sinh”
Sự côi cút “một mẹ, một con” như một
tiếng thở dài não ruột, như gieo khúc bi ai trong lòng người. Nguyên nhân được
lý giải ở câu tiếp theo “Bởi cha khuất bóng, gót son mất chồng” và cặp “má hồng”
phải chịu cảnh đơn lẻ “phòng không”. Người mẹ trẻ gặp bước đường ngang trái bởi
người chồng thân yêu “Vì dân, vì nước mà chồng hy sinh” sự hy sinh này vô cùng
cao cả nhưng người vợ với sức chịu đựng to lớn càng đáng khâm phục hơn. Đất
nước tôi với bao hòn vọng phu từ Bắc vào Nam và qua hai cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm có biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng là minh chứng về lòng trung trinh
của người phụ nữ. Tác giả lấy hai bộ phận “gót son”, “má hồng” cùng với màu sắc
tươi rói để khẳng định người phụ nữ trẻ, đẹp, tràn đầy sức sống, bởi vậy càng
tô đậm khổ đau của sự đơn lẻ.
Đất nước thay đổi bởi sự đóng góp của
toàn dân trong đó có máu xương của anh hùng, liệt sĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, cuộc đời với nhiều điều diệu kỳ xảy ra:
“Đến khi đất nước thanh
bình
Một con, một mẹ mưu sinh
hàng ngày
Cuộc đời ngậm đắng nuốt cay
Được chia ruộng đất mặt mày
nở hoa”
Nếu
ở câu hai, câu ba cuộc sống mưu sinh của “một mẹ, một con” vẫn còn cơ cực “ngậm
đắng nuốt cay” thì câu thơ thứ tư mở ra một vầng hào quang ngời sáng “Được chia
ruộng đất mặt mày nở hoa”. Câu thơ vừa hiện thực vừa bay bổng lãng mạn bởi được
chia ruộng đất là ước muốn bao đời của của người nông dân, trong niềm vui lớn
của dân tộc có niềm vui của vợ con liệt sĩ. Niềm lạc quan đã trở lại và cuộc
đời bước sang trang mới, đúng như cố nhà thơ Tố Hữu viết:
“Dân có ruộng rập rìu hợp
tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng
quê”
Nếu
như tình cảm làng quê ấm áp thì tình mẫu tử càng trở nên sâu nặng hơn để lại
trong lòng thi nhân những kỷ niệm khó phai mờ:
“Theo U đi chợ ăn quà
Gánh tôi một nửa, nửa là
khoai lang
U tôi mua sắm đồ hàng
Nào thúng, nào cót, nào
sàng, nào nia…
Sắm thêm bát đĩa, môi thìa
U nói với bạn ngày kia giỗ
chồng!
U tôi gánh gánh, gồng gồng
Còn tôi chạy bộ xách lồng gà
con”
Tám câu thơ đã có bốn điệp từ “U” (Chỉ
người mẹ) với những hình ảnh, đức tính, phẩm chất cao đẹp: Thương con cho con
“đi chợ ăn quà” và “gánh tôi một nửa, nửa là khoai lang”, dường như người mẹ
muốn bù đắp sự thiếu hụt người cha cho con, đó cũng là bóng dáng mẹ ngày xưa
tảo tần, lam lũ. Việc mua sắm cũng được tác giả liệt kê qua điệp từ “Nào” với
những thúng, cót, sàng, nia…những vật dụng của người nông dân và “bát đĩa, môi
thìa” những vật dụng trong gia đình. Độc giả sẽ rất ấn tượng với câu nói của người
mẹ “U nói với bạn ngày kia giỗ chồng!” nghe thì rất bình thản nhưng chứa đựng
bao niềm tâm sự: Có nhớ thương vời vợi, có nỗi đau canh cánh trong lòng. Dường
như không ngày nào người vợ liệt sĩ không nhớ về ngày giỗ chồng. Hình ảnh “U
tôi” còn được tô đậm bởi hai cặp từ láy hoàn toàn “gánh gánh, gồng gồng” được
tách ra từ cách nói dân gian: Gánh gồng. Với cách viết sáng tạo này tác giả vừa
cho thấy sự tất bật vừa nói bằng hình tượng: Đồ vật mua về nhiều vô kể. Việc
giúp mẹ của chủ thể “tôi” (Còn là một chú bé) “chạy bộ xách lồng gà con” đã nói
lên được ý thức trách nhiệm của người con và cao hơn đó là lòng thương mẹ,
trong đó còn có cả niềm vui của tuổi thơ, là sự tự lực của đứa trẻ sớm mồ côi
cha từ nhỏ. Tôi tâm đắc với câu thơ này và muốn được chia sẻ tuổi thơ dữ dội
cùng anh.
Kết thúc bài thơ tác giả nói với lòng mình
bằng lời thề son sắt:
“Cho dù nước chảy đá mòn
Trong tôi mãi mãi vẫn còn
ngày xưa”
Ta
bắt gặp hai từ “Ngày xưa” ở mở đầu và kết thúc, đây là lối kết cấu vòng tròn
hay còn gọi là “Đầu cuối tương ứng” tạo ra những liên tưởng độc đáo. Lấy hình
ảnh “sông cạn đá mòn” để chỉ thời gian rất dài đối lập là sự khẳng định “Trong
tôi mãi mãi vẫn còn ngày xưa” ,cặp từ láy “mãi mãi” như đóng đinh trong tâm
trí. Nhìn lại toàn bộ bài thơ người đọc tin rằng: Dù thời gian có trôi, dù vật
đổi, sao dời, ký ức và kỷ niệm tuổi thơ của thi nhân không bao giờ phai mờ
được. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu:
“Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non, còn nước, hãy còn
thề xưa”
(Thề non nước – Tản Đà)
Quả
là những kỷ niệm, những lời thề được khắc ở trong tim, được nấu nung trong tâm
trí. Trong những ngày tháng 7 này đi đâu ta cũng được bạn bè chia sẻ những bài
thơ chủ đề về: Thương binh, liệt sĩ đây cũng là sự rung động cảm xúc của các
thi nhân xuất phát từ đạo lý: Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Bài thơ “Ngày
xưa” của nhà thơ Nghiêm Thản con liệt sĩ Nghiêm Văn Hành lại là tiếng nói thổn
thức về mẹ, về cha những người đã hòa chung dòng máu để hôm nay trong huyết
quản của anh vẫn nồng ấm và thơ của thi nhân vẫn cất cánh bay lên trên quê
hương, đất nước. Tác phẩm là những câu thơ men theo tính hiện thực nhưng với
nhiều hình ảnh cao đẹp khơi gợi sự thanh cao trong lòng người đọc. Ở bài thơ
chất lý trí và cảm xúc cân bằng và dìu nhau cùng phát triển, miền ký ức ùa về
qua lăng kính những câu thơ lục bát ngọt ngào,êm ái tạo nên sự thành công. Nhân
ngày 27 tháng 7 xin được cùng nhà thơ gửi nén tâm nhang này thắp lên mộ những
người kính yêu nhất của tác giả đã khuất.
Hà Nội cuối tháng 6
đầu tháng 7 - 2017
ĐÊM DÀI
(Tặng các bà vợ liệt sĩ)
Đêm dài
tiếng thở dài hơn
Đặt tay lên ngực, giận hờn tuổi xanh
Đồng hồ tí
tách từng canh
Gối xô, ngửa mặt vẫn anh trên tường!
Nằm
nghiêng, mình ở trong gương
Bao năm vẫn thế mình thương lấy mình
Mơ màng,
rạng ánh bình minh
Đã đôi chim sẻ dụ tình đuổi nhau.
Nhà ai
ngan ngát hương cau
Gió đưa thoang thoảng gợi màu sắc xuân
Cuộc đời
dâu bể trầm luân
Mấy ai có được mười phân vẹn mười.
VIẾNG MỘ CHA
Hôm nay con lại đến thăm cha
Hàng hàng bia mộ nở đầy hoa
Người người đi lại trong yên lặng
Nghi ngút khói hương, mắt lệ nhòa.
Dưới ấy cha nằm có lạnh không?
Nghĩa trang tĩnh lặng rộng mênh mông
Giỗ cha con đã dâng quần áo
Không biết hồn cha nhận được không!
Liệt sĩ vô danh bên mộ cha
Hôm nay ngày lễ đủ hương hoa
Thương người nằm đấy không ai viếng
Một nén tâm nhang - một tấm quà.
Con thắp nén nhang lên mộ bên
Thấy bia khắc ảnh rõ họ tên
Ngậm ngùi con ước cha còn ảnh
Mẹ kể: Đốt rồi lệnh của trên”
Với mẹ năm nay tuổi đã già
Mừng cho con cháu chật đầy nhà
Hồn cha thanh thản nơi chín suối
Nhấp nháy sao hương, khói nhập nhòa.
Con nhẩm đã tròn sáu sáu năm (*)
Quỳ gối, chắp tay nơi cha nằm
Cầu mong phần mộ cha mát mẻ
Con hứa thường xuyên đến viếng thăm.
_________________________
(*)
Cha tôi hy sinh ngày 23 / 3 / 1949
Phú Đô
mảnh đất kiên trung
Một thời chống Pháp giặc lùng giặc vây
Phá tề,
diệt ác, chống Tây
Phong trào cách mạng tràn đầy lòng dân
Đội thiếu
niên với anh Ngần
Mọi người ngã xuống muôn phần xót xa
Chúng còn
tra khảo người nhà
Để tìm ra được ai là Việt Minh
Một ngày
ghi nhớ quê mình
Bẩy chiến sĩ đã hy sinh anh hùng
Một lòng
gan dạ kiên trung
“Không chịu giặc bắt” – cùng chung một lời
Phú Đô ghi
nhớ đời đời
Công ơn liệt sĩ sáng ngời sử xanh
Nghiêng mình
tưởng niệm các anh
Khói nhang vặn xoắn bay quanh tượng đài.
(Kính tặng
hương hồn cha)
Chiều nay
con đến thăm cha
Hoàng hôn đến sớm, là là sương rơi
Cha đi gìn
giữ đất trời
Bờ tre mẹ ngóng: “Mình ơi! Không về?”
Nghĩa
trang tĩnh lặng bốn bề
Hoa hương đừng tắt - gió quê thổi vào
Ngẩng đầu
vẫn thấy trời cao
Hay là cha đấy - ngôi sao ban chiều.
Bao giờ mẹ
hết xiêu diêu
Nhưng mẹ lại quá xế chiều đây thôi
Ước gì một
bữa cơm côi
Được so thêm đũa cha ngồi cùng ăn.
Cuối đời
mẹ vẫn băn khoăn
Cha con đi trước lúc con chào đời
Mẹ thì mới
tuổi đôi mươi
Một vai gánh nặng cuộc đời gió mưa.
Mẹ thôi
đừng kể chuyện xưa
Sao hương nhấp nháy chắc vừa lòng cha
Những năm
tháng đã đi qua
Với cha mẹ vẫn tuổi là hai mươi.
Ngày 23 / 3 / 1971
( Tặng mẹ -
vợ liệt sĩ)
Phỏng theo
lời mẹ kể
Thầm lặng mình ơi! Ai biết đây!
Ai biết tình ta đã đong đầy
Nhớ chồng ra đứng bờ tre ngóng
Chỉ thấy trời cao với đất dầy.
Lấy nhau chưa kịp bén hơi chồng
Mà nay đã phải chịu phòng không
Em biết anh còn nhiều vất vả
Mái bếp bao giờ ấm lửa hồng?
Đêm ấy anh về dăm bảy phút
Thương chồng hỏi nhỏ: “Anh ở đâu?”
Bí mật, xua tay khẽ lắc đầu
Sao anh không nói một đôi câu!
Em cùng cái bóng với giấc mơ
Vô tình con nhện nhả đường tơ
Bếp lửa chiều nay sao đắng khói
Anh lại ra đi - em lại chờ!
Nhớ anh em chỉ biết thở dài
Anh bảo sẽ tin ở ngày mai
Ngày mai chưa tới anh đã khuất
Giặc giết anh rồi! Bụng mang thai.
Nợ nước thù nhà chưa trả được
Ôi! Sao chiến tranh mãi kéo dài
Giặc còn chưa biết em là vợ
Đau xót này biết chia sẻ cùng ai.
Rồi đến ngày Thành Đô giải phóng
Buồn vui lẫn lộn, rộn trong lòng
Bao bà mẹ run run tay vẫy
Em dắt con đi đón quân về.
(Tặng Dương
Tùng Giang )
Người thương
binh bị nhiễm chất độc màu da cam.
Vợ chồng ai chẳng muốn vuông tròn
Anh lên đường làm trọn việc nước non
Chí làm trai không bao giờ nợ nước
Thân làm gái vẫn một dạ sắt son.
Anh trở về khi Mỹ ngụy đã tan
Hết chiến tranh chưa hết cảnh điêu tàn
Đất nước đã hoàn toàn giải phóng
Anh ôm em xiết chặt vào lòng.
Hạnh phúc riêng anh chẳng nhiệm mầu
Ôi! Hỡi trời, anh có tội gì đâu!
Mà vợ sinh con thành dị tật
Thiếu chân, thiếu mắt, lại to đầu.
Ôi! Chiến tranh sao lại hóa kéo dài
Tội ác này xin hỏi tại ai?
Tòa án đâu sao không minh xét?
Đứa trẻ sinh ra cũng một kiếp người.
Ôi! Nỗi đau như dao cắt vào lòng
Những ước mong, khát khao và sung sướng
Cháy ruột gan - tất cả thành vô vọng
Thành mạch lệ ngầm chảy
ngược vào tim.
Nhìn ảnh
em mặc áo dài màu tím
Nhớ hoa sim Hồng Lĩnh mãi không thôi
Đất miền Trung đã một thời chia lửa
Em lặng lẽ, anh lại thấy bồi hồi.
Nhớ hoa sim Hồng Lĩnh mãi không thôi
Đất miền Trung đã một thời chia lửa
Em lặng lẽ, anh lại thấy bồi hồi.
Thương
lắm đất miền Trung sỏi đá
Thơ em viết như vá lại tình người
Mái nhà tranh, lòng người không chật chội
Đổi những gian nan là những nụ cười.
Thơ em viết như vá lại tình người
Mái nhà tranh, lòng người không chật chội
Đổi những gian nan là những nụ cười.
Đã bốn
mươi năm mà như mới đó
Em có về thăm lại đất quê mình
Bạn anh nằm đấy giờ đang xanh cỏ
Và bao người ngày ấy đã hy sinh.
Em có về thăm lại đất quê mình
Bạn anh nằm đấy giờ đang xanh cỏ
Và bao người ngày ấy đã hy sinh.
Cảm ơn em, những vần
thơ nhân hậu
Khắp đó đây vẫn chưa hết người nghèo
Vẫn còn đây bao nhiêu mất mát
Và bao điều day dứt vẫn bám theo.
Khắp đó đây vẫn chưa hết người nghèo
Vẫn còn đây bao nhiêu mất mát
Và bao điều day dứt vẫn bám theo.
Ngày 30 / 4 2015
(Kính tặng hương hồn liệt sĩ nghiêm
Văn Thỉnh)
Hôm nay trở lại Trường Sơn
Nhớ khi gió núi, nhớ
cơn mưa rừng
Đông Trường Sơn rét thấu sương
Áo quần ướt sũng, bừng
bừng sốt cao
Cùng nhau chung một chiến hào
Thôi anh nằm lại, tôi
vào sâu hơn
Trường Sơn ơi hỡi! Trường Sơn
Hoang vu rừng núi, dập
dờn bướm bay
Đúng rồi đích thực chỗ này
Cách bờ suối nhỏ năm
cây gậy Trường…
Ni-non gói một nắm xương
Đưa anh về với quê
hương xóm làng.
Giữa Trường Sơn
chân con bước đến mòn
đá núi
mẹ ở đâu mà con tìm mãi
không ra
chỉ thấy cỏ dại và mùi
thơm hoa lá
khói nhang vu vơ trong
hương vị đậm đà.
Giữa rừng Trường Sơn
đồng đội mẹ, con gọi
dì, gọi má
những vòng tay âu yếm
mẹ hiền
Hôm nay đi đến miền đất
lạ
nghe âm âm văng vẳng
tiếng gọi hồn.
Giữa rừng Trường Sơn
tất cả đều như vắng
lặng
gió gào khan - ru khúc
nhạc buồn
xào xạc lá rơi chạm vào
hiu quạnh
con vẫn đi… Tìm nơi ấy
cội nguồn.
Giữa rừng Trường Sơn
con vẫn đi, cố tìm cho
bằng được
mồ côi mẹ đến thế này
sao
nén nhang thơm con cắm
vào mộ gió
mẹ có linh thiêng...Mẹ ở nơi nào?
mẹ có linh thiêng...Mẹ ở nơi nào?
THĂM MỘ CHA
(Kính dâng hương hồn
cha)
Hôm nay con lại đến thăm cha
Hàng hàng bia mộ nở đầy hoa
Người người đi lại trong yên lặng
Nghi ngút khói hương, mắt lệ nhòa.
Dưới ấy cha nằm có lạnh không?
Nghĩa trang tĩnh lặng rộng mênh mông
Giỗ cha con đã dâng quần áo
Không biết hồn cha nhận được không!
Liệt sĩ vô danh bên mộ cha
Hôm nay ngày lễ đủ hương hoa
Thương người nằm đấy không ai viếng
Một nén tâm nhang - một tấm quà.
Con thắp nén nhang lên mộ bên
Thấy bia khắc hình, rõ họ tên
Ngậm ngùi con ước cha còn ảnh?
Mẹ kể: “Đốt rồi lệnh của trên”
Với mẹ năm nay tuổi đã già
Mừng cho con cháu chật đầy nhà
Hồn cha thanh thản nơi cực lạc
Nhấp nháy sao hương, khói nhập nhòa.
Con nhẩm đã tròn sáu sáu năm (*)
Gối quỳ chắp tay nơi cha nằm
Lạy cầu phần mộ cha yên mát
Con hứa thường xuyên đến viếng thăm.
_________________________
*Cha tôi – Liệt sĩ
Nghiêm Văn Hành
hy sinh ngày 23 / 3 /
Kỷ Sửu (1949)