Nữ sĩ Minh Hiền |
EM MUỐN
Em chỉ muốn tựa khẽ vai anh thế thôi
Để bù lại cái lung lay khập khiễng
Mong đừng vẽ bức tranh hoang tưởng
Cái được cho đi cái mất mang về.
Vẫn là em, vẫn là anh
Xa xôi thế, vờ như gang tấc
Đêm về nghe thu tràn giữa giấc
Cái lạnh chưa đi cái buốt đã về.
Đông Hà Nội chật chội cơn mê
Lá vàng rụng rơi nham nhở
Mùa đông khẳng khiu gầy guộc
Muốn xé vòm trời nới lỏng cơn đau.
Anh của em ơi! Sao bây giờ mới thấy nhau
Em lại băn khoăn bên bờ vai đang được
Em lại băn khoăn cho những điều ước
Quãng đường còn lại có mãi vậy không ?
VẮNG ANH
Hẹn nhau về phía Khoang Xanh
Bỗng dưng lỡ hẹn, em đành lẻ loi
Hội thơ gặp bạn khắp nơi
Vắng anh buồn suối, sóng im mặt hồ
Nhớ anh gió lặng, trăng mờ
Thi đàn loãng cả hồn thơ tiếng cười
Ngược xuôi tìm, giận thấu trời
Mải vui quên hẹn, quên rồi cả thơ.
Khoang Xanh, xanh đến mộng mơ
Rượu kia chạm đắng, câu thơ lạc vần
Thác kia sao cứ bần thần
Suối ca róc rách vào vần thơ tôi.
Bùa yêu ai yểm đơn côi
Rừng mơ trút mãi lẻ loi thẫn thờ
Ven rừng ai rắc ngẩn ngơ
Đường về trống trải, gói thơ vào chiều.
Nhà thơ Nghiêm Thản thăm rừng Cúc Phương |
QUÁ KHỨ
Em mãi là quá khứ của anh
Ai sẽ là trọng tài cuộc đua mây gió
Nhớ một thời hoa phượng rơi đầy giỏ
Anh chở mùa hè của em đi đâu ?
Thời gian đựng đầy thương và nhớ
Sen nở trắng một góc hồ, anh có biết
Không gian ơi lặng thầm da diết
Hết hạ này, phượng cháy đỏ hạ kia.
Sân trường mình vẫn náo nức tiếng ve
Giỏ xe em, chẳng đầy hoa phượng nữa
Kí ức hiện về như bừng lên một thuở
Ta có còn hạ trắng ở trong nhau ?
MÙA HOA CẢI
Ai gieo vạt cải ven sông
Vàng hoa đợi ánh trăng trong bên cầu
Sáng qua khăn áo chửa nhàu
Thoắt thôi, giờ đã ngấu màu vàng dưa !
Ngọt ngào người hái sớm trưa
Trổ ngồng xối xả, dỗi mưa,bão hờn
Đất cày lên những thiệt hơn
Giờ trơ gốc lá, vàng hồn ngọn hoa
Mải mê gieo khúc tình ca
Hạt mầm tức tưởi như là quặn đau
Em ngây vụng dại thuở đầu
Rồi sương chan mắt đẫm mầu hoa ơi !
Thẩn thơ nhặt nắng vàng rơi
Để ai gánh mất một thời xuân xanh.
Lời bình :
Thiên nhiên
ưu đãi cho đất nước mình thật kì diệu, một năm có bốn mùa, mỗi mùa có một sắc
thái riêng của nó, mỗi mùa lại có những loài hoa thật đẹp. Mỗi lần tết đến xuân
về, trăm hoa đua nở khoe sắc toả hương. Hoa trong nhà, hoa ngoài ngõ, hoa trong
vườn, hoa ngoài đồng.Trong tiết thanh minh
tháng ba, quanh nhà còn đang vương đầy hương chanh hương bưởi, hoa xoan tim tím
ngan ngát đưa hương rơi rụng bồng bềnh đầy lối ngõ, những dậu cúc tần len lúm
vấn vít vàng rực bờ ao, thì nhà thơ Minh Hiền lại thấy mầu vàng hoa của những
vạt cải đẹp đến nao lòng :
“Ai gieo vạt cải ven sông
Vàng hoa đợi ánh trăng
trong bên cầu”
Tác giả đặt câu hỏi “Ai gieo vạt cải ven sông” có thể là sự sửng sốt trước cái đẹp của
thiên nhiên, cũng có thể là sự ngậm ngùi cay đắng luyến tiếc một cái gì rất đẹp
đã mất đi, hay một sự liên tưởng từ vạt cải đến số phận của một con người. Chị xây
dựng hình tượng mầu vàng tươi tắn của hoa cải đợi “ánh trăng trong bên cầu” thật đẹp. hai mầu vàng ấy mà quện vào nhau
thì còn gì để nói. Phải chăng đây là hai tâm hồn còn đang trong sáng tươi trẻ
hồn nhiên, căng tràn sức sống như muốn vươn lên, ngậm vào nhau để xây đài hạnh
phúc. Nhưng cũng trớ trêu thay cuộc đời của mỗi con người, đâu phải lúc nào
cũng tuân theo ý nghĩ riêng của mình.
Thời gian là một sự thay đổi khôn lường mới:
“sáng qua khăn áo chửa nhàu
Thoắt thôi, giờ đã
ngấu mầu vàng dưa!”
Ta lại bắt gặp cái mầu vàng ở đây,
không phải là mầu tươi vàng của hoa cải, ánh vàng của trăng, mà là mầu “ngấu vàng của dưa” một thứ đồ ăn được
chế biến từ cây cải, sắp sửa bị nẫu ra khi đã “ngấu”. Đây là lối viết rất độc đáo của Minh Hiền, một sự so sánh tế nhị mà logic. Từ cây cải còn đang mơn
mởn tươi xanh, ví như người con gái còn đang trong trắng trinh nguyên như “khăn áo chửa nhàu”phơi phới sức xuân, mà
chỉ “thoắt thôi” đã trở thành một
người đàn bà nát ngấu như dưa, dầm trong cái chát đắng của muối mặn cuộc đời.
Cái hay ở đây là dưa lại bắt đầu từ cây cải. Cải biến thành dưa, hay con người
đang yêu không được yêu, không được lấy người mình yêu, phải dứt tình để rẽ
bước sang ngang, để rồi bị vùi dập. Đấy là chưa nói đến tình yêu đôi lứa là sự
thổn thức của hai con tim, không trộn được vào nhau thì họ khổ đến nhường nào,
có ai hiểu được nỗi lòng người đang yêu. Hình tượng cây cải biến thành dưa không
phải dừng ở chỗ đắng cay chua xót trước một cuộc tình tan vỡ, mộng không thành
của tình yêu đôi lứa. Nếu như các liền anh liền chị ở nơi kinh Bắc họ tự nguyện
hy sinh tình yêu riêng tư của mình để đến với nghệ thuật hát quan họ, lại đi
một nhẽ. Tác giả còn nói lên được cái hủ tục đầy mầu sắc phong kiến trút lên
đầu người con gái, khi “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy” Cũng có thể là sự “tức tưởi” vội vàng của các cô gái khi
bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Vậy thì tứ thơ ở đây lại mang đầy tính nhân văn.
Chị thông cảm cho số phận người phụ nữ như hạt mưa sa. Mười hai bến nước biết
chọn bến nào, ví như số phận cây cải được định đoạt do tay người hái :
“Ngọt
ngào người hái sơm trưa
Trổ ngồng, xối xả dỗi mưa bão hờn”
Câu thơ được tác giả đưa vào hướng ngoại, để diễn tả tâm trạng người con
gái lúc bước vào đời. Cây cải được gieo trồng rồi trổ ngồng ra hoa nhưng không
được kết hạt nhân giống. Cho dù bàn tay của người hái có “ngọt ngào” đến mấy, thì ngồng cải vẫn bị vùi dập đến “xối xả dỗi mưa bão hờn”. Sự hờn dỗi ấy
là kết quả của cái thiếu chín chắn nông nổi dại khờ để rồi:
“đất cày lên những thiệt hơn
Giờ trơ gốc lá
vàng hồn ngọn hoa”
Cuộc đời như những luống cải bị cày xới lật
tung lên, xáo trộn, đau đớn, gốc rễ trơ ra, quằn quại để đến nỗi “vàng hồn ngọn hoa”. Cho dù cái vỏ bên
ngoài đầy đủ sung túc nhưng tâm hồn thì vàng vọt, héo tàn. Mầu vàng ở đây nghe
đến rợn người. Đâu còn thấy cái mầu vàng tươi mươi của hoa cải phất phơ trước
gió, mà chỉ là cái úa tàn nham nhở của cuộc đời, rồi ân hận, xót xa hối tiếc :
“Mải mê gieo khúc tình ca
Hạt mầm tức tưởi
như là quặn đau”.
Sự hối tiếc bao giờ cũng song hành với muộn màng, rồi dằn vặt vò xé tâm
can. Lúc son trẻ thì “mải mê gieo khúc tình ca" . Gieo biết bao
nhiêu mộng mị, ước mơ hoài bão, tương lai. Trước ngưỡng cửa cuộc đời, không
riêng gì các cô gái như chim mới tập chuyền còn non nớt, dại khờ ngây thơ mà “tức tưởi” vội vàng thì khó tránh khỏi được vập ngã. Từ hình ảnh
cây cải, tác giả hướng ngoại xây dựng một hình tượng người con gái mới bước vào
đời. Đến khổ cuối Minh Hiền lại hoàn
toàn hướng nội dẫn người đọc đến nội dung cốt yếu của bài thơ. Không còn là
hình ảnh cây cải nữa, mà chính thực con người, một con người lầm bước thiếu tự
tin, không bản lĩnh:
“Em ngây vụng dại thuở đầu
Rồi sương chan mắt
đẫm mầu hoa ơi!
Thẫn thờ nhặt
nắng vàng rơi
Để ai quẩy mất một
thời xuân xanh”
Chỉ vì một chút ngây thơ vụng dại mà đưa đẩy cuộc đời sang một bước
ngoặt. cuộc đời gió mưa chan đầy nước mắt.
Đọc thơ của Minh Hiền ta thấy chị có cách ghép từ thật tinh tế để câu thơ trở
nên rất thơ, chuyển tải được nhiều hàm ý mà gọn gàng xúc tích. Ba từ : “ngây, vụng, dại” nếu ta tách ra đó chính
là sự ngây thơ, vụng về, và dại khờ. Cách tu từ và nhân cách hoá của chị thật
nhuần nhuyễn để câu thơ đã hay còn đẹp, dễ hiểu. Diễn tả người ta khóc, mà như
“sương chan đẫm mắt”, những giọt lệ
như những giọt sương. Trong thơ của Minh
hiền còn có hoạ, đây chính là một bức tranh cô gái đang ngồi khóc thật đẹp.
Cũng như Nguyễn Du tả nàng Kiều khóc khi gảy đàn cho Kim Trọng nghe khúc:
“Chiêu Quân cống Hồ” :
“Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó
mà ngơ ngẩn sầu”
(Truyện Kiều)
Bởi khi Kiều khóc thương nàng Chiêu Quân, thì
nước mắt làm nhoà đi, nên nhìn ngọn đèn mờ ảo không còn tỏ nữa, và nước mắt
được lau khô thì nàng Kiều nhìn ngọn đèn lại tỏ. Quả là một tài thơ. Minh Hiền khóc cho những số phận không
may mắn, trách mình rồi lại trách người. Nếu vững vàng, bản lĩnh, không xốc
nổi, đừng dại khờ, đừng ngu ngơ thì ai có thể “quẩy mất một thời xuân xanh” của mình đi được.
Với mười bốn câu lục bát khá nhuần
nhuyễn, mượt mà đằm thắm thiết tha, da diết. Bài thơ giầu hình ảnh, ngôn từ
chắt lọc, ý thơ đa chiều đa dạng, nhiều hàm ý, nhiều cung bậc, lời thơ réo rắt,
khắc khoải, ai oán, lúc thăng lúc trầm như những nốt nhạc buồn. Câu thơ đã hay
còn đẹp, cấu tứ chặt chẽ, bố cục mạch lạc, mở bài như pháo nổ, kết luận như
chuông ngân. Nhà thơ Minh Hiền có cách
nhìn sâu thẳm vào xã hội và con người, chị đã chia sẻ cùng độc giả, và cũng là
lời cảnh tỉnh cho những cô gái đang đứng trước ngã rẽ, ngưỡng cửa cuộc đời. Đây
cũng là điểm nhấn trong sự nghiệp văn chương của chị. Xin chúc chị nhiều thành
công.
Hà Nội - 20 -12 - 2013
Nhà thơ Nghiêm Thản
MỘT CHÚT TÌNH
Cạn đêm rồi, em mở mạng ra
Tìm lại mình, tìm thấy anh trong đó
Những trang thơ còn đang bỏ ngỏ
Tiếng lời bình nghe văng vẳng bên tai.
Công việc của ai ? Anh lầm lũi ghé vai
Đêm từng đêm, tràn đêm không ngủ
Thơ viết về em, dường như chưa đủ
Vẫn muốn bình, muốn viết chẳng đợi mai.
Thơ của em anh nhớ rất dai
Bởi những từ chưa có trong từ điển
Là những đêm em viết về biển
Tiếng sóng gầm gào xé nát cả lòng em.
Mai sáng rồi, thật giả đan xen
Bức hoạ dã tràng ngập chìm trong sóng
Em thấy thu, khẽ về lay động
Se lạnh chút tình thương nhớ gửi về anh.
THÁNG BA VỚI TÔI
Hoa Tigôn trước nhà tím hồng lên ba mảnh
Xác hoa gạo bên đường dựng thành một cảnh
Cánh rụng, đài rơi thương lắm hoa ơi !
Vẫn biết cạn ngày, tôi cúi xuống nhặt chơi
Cánh hoa nhạt nhoà, trên tay tôi im như thóc
Tháng ba âm u, mưa dầm dề như khóc
Nặng trĩu triền sông, hoa cải chẳng phất phơ!
Rẽ vào lối xưa, đâu thơm nồng hương nhãn
Mẹ ở nơi nào mà lẻ bầy chim nhạn
Thảng thốt bay rồi, xa lắm tháng ba !
Con tìm mẹ trong muôn vàn thương nhớ
Nụ bòng bòng(1) xanh xanh e ấp nở
Cầu ao mùa này, chẳng còn mẹ tháng ba !
________________
Cây bòng bòng là cây roi (Bắc) mận (Nam)
Lời
bình :
Trái đất mình thật đẹp, Việt Nam rất đẹp. Thiên nhiên đã ban
tặng cho đất nước ta có bốn mùa : Xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều có sắc thái
riêng của nó. Bốn mùa ấy đã đi sâu vào tâm thức của mỗi con người, các nghệ
nhân cũng đã từng khắc họa lên những bức tranh bốn mùa ấy như: Tứ quí, Tùng cúc
trúc mai… Nữ sĩ Minh Hiền lại khắc hoạ lên một tháng ba rất
đẹp, nhưng phảng phất nỗi buồn man mác.
Ngay cái tên của bài thơ, nó đã mang một nét buồn riêng rồi, “Tháng
ba với tôi”, hay tháng ba của riêng tôi, chắc tác giả có điều gì đó rất
riêng... Tháng ba là tháng của cuối mùa xuân, nên với mọi người thì ít nhiều
còn mang hương vị của mùa xuân lễ hội. Như nhà thơ N.T cũng đã viết về tháng
ba, giọng thơ anh rất vui, nghe như mùa xuân đang phơi phới, mà còn ngan ngát
thơm của tiết giao mùa :
“Trong vườn xuân hoa tranh hạ cánh
Góc sân nhà đã hết
nắng hanh
Chỉ còn thấy vương đầy hương
bưởi
Hoa xoan bồng bềnh lớp lớp
rơi”.
( Tháng ba )
Nhà thơ Minh Hiền đã vẽ một bức tranh tháng ba phảng phất một nỗi buồn bằng một
loài hoa, nghe
tên loài hoa ấy người ta đã cảm thấy buồn rồi. Đó là hoa Tigôn, một loài hoa còn có tên là “hoa tim vỡ”. đây cũng là nghệ thuật của người cầm bút, bởi trong
tiết tháng ba còn có rất nhiều các loài hoa, nhưng Minh Hiền lại chọn loài
hoa này, thì thật là khéo léo:
“Hoa Tigôn trước nhà đỏ hồng lên ba mảnh”
Chưa đủ, trong tháng
ba của nhà thơ còn có hoa gạo, hoa cải. Hoa gạo thì không mang một nỗi buồn gì,
nhưng cánh hoa rơi tơi tả trong thơ thì thật buồn:
“Cánh rụng, đài rơi thương lắm hoa ơi !
Vẫn biết cạn ngày tôi cúi xuống nhặt chơi
Cánh hoa nhạt nhoà trên tay tôi im như thóc”.
Cánh hoa đã rụng,
cánh hoa còn nhạt nhoà, im lìm như thóc thì buồn lắm. Cánh hoa rụng là lẽ đương
nhiên rồi, nhưng còn đài rơi, đài hoa đã rơi thì lấy đâu ra kết trái. Đó là cái
rất logic của Minh Hiền để tạo nên
một nỗi buồn trong thơ, một nỗi buồn êm êm, nhẹ nhàng man mác. Qua những từ “xác hoa”, “nhạt nhoà”, “im như thóc” đã
chứng minh được điều đó. Thời tiết thay đổi là lẽ tất nhiên, trong tháng ba của
Minh Hiền còn có cả mưa, và trăng :
“Tháng ba âm u, mưa dầm dề như khóc
Nặng trĩu triền sông, hoa cải chẳng
phất phơ
Trăng tháng ba như thực như mơ”
Những giọt mưa rơi tí
tách, những ngày mưa dầm dề đều tạo nên những cảnh buồn buồn. Hình ảnh hoa cải
trong thơ của chị cũng vậy, im lặng như tờ không còn phất phơ bay như trước
nữa, “nặng trĩu triền sông” hay nặng
trĩu một nỗi buồn.
Mưa buồn là vậy, hoa cải buồn là thế,
còn trăng nữa, Minh Hiền lại đưa
trăng vào tháng ba cũng là một nghệ thuật viết, vì tháng ba đâu phải mùa trăng,
cho nên trăng trong thơ của chị cũng rất buồn, “như thực như mơ”, mờ mờ ảo ảo, đâu như trăng của Hàn Mặc Tử :
“Ta hẵng đưa tay choàng trăng đã
Mơ trăng ta lượm
tơ trăng rơi”.
(Say
trăng )
Trong cái tiết cuối xuân ít người viết thơ buồn như Minh Hiền, có lẽ trong tâm trạng nhà thơ có nhiều điều uẩn khúc,
thơ của chị buồn man mác như nàng Kiều của Nguyễn Du trong tiết thanh minh :
“Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa
vàng nửa xanh”.
(Truyện Kiều)
Đọc đến đoạn cuối của bài thơ ta lại thấy xuất hiện hình ảnh chim nhạn,
mà lại là chim lạc đàn tìm mẹ có lẽ Minh Hiền đã hé mở cho độc giả
biết vì sao mà buồn:
“Mẹ ở
nơi nào mà sao lạc bầy chim nhạn
Thảng thốt bay rồi, thương lắm tháng ba ơi!”
Chim nhạn bay về là báo hiệu mùa xuân tới, và khi chim nhạn gọi nhau bay
đi cũng là lúc mùa xuân đã cạn. đọc đến đoạn kết ta mới hiểu ra những nỗi
buồn ấy chính là thiếu vắng một người
thân đó là mẹ :
“Con tìm mẹ trong muôn vàn thương
nhớ
Nụ
bòng bòng xanh xanh e ấp nở
Cầu ao mùa này chẳng còn mẹ
giữa tháng ba”.
Bài thơ “Tháng ba với tôi” đã được đăng tải trên tập san : Thi đàn thơ
Trường Xuân tập 2. Lời thơ mượt mà đằm thắm thiết tha, giọng thơ rất con gái,
mạch thơ liền không rời rạc, giầu hình ảnh, được chọn lọc. Bài thơ viết rất có
kỹ thuật, cả bài thơ chị cứ tả cảnh, cảnh thật đẹp mà buồn, độc giả không hiểu
được vì sao mà buồn, chỉ có hai câu kết cuối cùng ta mới vỡ lẽ ra nỗi buồn ấy
chính là nhớ mẹ, thiếu vắng người thân. Đó là một thành công của ngươi cầm bút.
Chúc chị viết nhiều hơn, chúng tôi đang đợi những bài thơ hay hơn nữa.
Hà Nội - 23 - 3 - 2013
Nhà thơ Nghiêm Thản
THƯƠNG
Em còn thơ bé nữa đâu
Mà anh thương đến dãi dầu nắng mưa
Vẫn đi hội, vẫn xuống thuyền
Vẫn mơ sẽ đậu một miền bến xaVui thơ, nhảy nhót, hát ca
Ai nào em vẫn... Em là em thôi
Trời "ban" cho cái nửa vời
Con thuyền đỗ bến - chơi vơi giữa dòng
ĐIỀU EM NGHĨ
Em chẳng muốn làm vỏ bọc tình yêu
Mũi kim nhọn lâu ngày lòi ra hết
Kệ cho đời, kệ cho ai biết
Cũng chỉ là thứ vỏ tạm thời thôi
Em muốn sống một chút thảnh thơi
Bởi đã đi gần hết quãng đời còn lại
Người lạc hồn sẽ lỡ lầm mãi mãi
Sẽ gánh cả đời tê tái nỗi đau
Có những lúc bầu bạn với đêm sâu
Lại muốn mình được như ngày trước
Em âm thầm và luôn ao ước
Có một người, mẫu tựa như anh
Lúc vui buồn, được thủ thỉ nhưng lời
xanh.
THÁNG BA NÀY
Tháng ba này chẳng giống tháng ba xưa
Mỗi năm qua đi, Tigôn bạc thêm cánh
Đỏ hồng tươi một thời lóng lánh
Xao xác nhiều - giông bão tả tơi.
Tháng ba này hương sắc hồng tươi
Vươn lên ngọn những kiêu sa rực rỡ
Khoả lấp đi một thời lỡ dở
Chẳng còn hình tim vỡ mảnh ba.
Tháng ba này giàn cũ đầy hoa
Người đã đi bỏ rơi nỗi nhớ
Người ở lại dẫu nhiều trăn trở
Vẫn dịu dàng như hơi thở mùa xuân.
Tạm biệt rồi năm tháng phù vân
Đôi vai gầy nhẹ tênh. Trói buộc
Đã qua đi qua mùa đông gân guốc
RAU TÀU BAY
Giữa Hà Nội lại có rau Tàu Bay
Dưới chân tường hai cây nho nhỏ
Lối đi này không phải là ngõ
Chỉ một bức tường xăm trổ rêu phong.
Lá non xanh như ai xới ai trồng
Nó tự nhiên như ở nơi hoang dã
Rừng Trường Sơn bạt ngàn hoa Tàu Bay nở
Rực rỡ trắng vàng dưới khoảng trời xanh.
Chặng dừng chân em nhớ lắm về anh
Đỏ bếp Hoàng Cầm miếng lương khô lót dạ
Bát canh Tàu Bay mùi thơm rất lạ
Thật diệu kì cây lá nước Nam ta.
Dưới chân tường cây chửa ra hoa
Lá biếc xanh làm nên thời hoa đỏ
Rừng Trường Sơn một đêm trăng tỏ
Kí ức hiện về còn đó một bài ca.
KHÔNG PHẢI
MỘT PHÍA
Em đã nghe rồi, cả ánh mắt thẳm
say
Và đã thầm yêu…Từ cái nhìn ngày ấy
Anh hiểu không? Lòng em như sóng dậy
Thương lắm con tim – môi khẽ nở nụ cười.
Trả lời anh ư? Em sao nói vội
Một chút tình, em gói trọn vào thơ
Hình bóng anh từ hôm ấy chẳng mờ
Đường về chiều dù chênh chao mầu tóc.
Anh biết đâu, những lúc buồn em khóc
Thổn thức trong đêm hay tiếng lòng nức nở
Em lang thang từ góc đường nhung nhớ
Nhé đừng buồn, không một phía đâu anh.
Ngày qua ngày từng giây phút trôi nhanh
Quãng đời này nghĩa tình nhiều sâu nặng
Thương tháng ba hoa gạo rơi thiếu nắng
Nhặt những cánh buồn, gom đốt lửa tình yêu .
TRĂN TRỞ
Một mình ăn, một minh chơi
So đo với cả bạn đời trăm năm
Thấy tiền to nhỏ lén găm
Suốt đời chỉ biết chăm chăm riêng mình
Bạn bè quên hết thân tình
Chữ trung, chữ hiếu, chữ vinh nghĩ gì!
Con mình cũng chẳng nghĩ chi
Công to, việc lớn quen ì, mặc ai
Bình minh phờ phạc đêm dài
Lơ mơ “việc nước”, bạc bài thâu đêm
Tình chiều nghiêng ngả nếm thêm
Sức tàn lực kiệt, gối mềm, quẩn quanh
Vì đâu cây phải gãy cành
Khi đau lúc ốm, tự hành đổ xiêu
Có đâu thấy lũ “tiểu yêu”
Bây giờ gặp nạn, nghĩ điều nông sâu
Mồi thơm cá dễ cắn câu
Cá không có nước - bí bầu xa nhau
XA NHAU
Anh lại xa em giữa tháng ba
Đầy trời mưa, như Ngâu dầm tháng bẩy
Tháng ba riêng em là như thế đấy
Sao cứ trôi dần nỗi nhớ về anh...
Nỗi nhớ chông chênh, giấc mộng không thành
Vài ba giờ nữa, máy bay cất cánh
Liệu thời tiết này, có xoá đi ám ảnh
Nặng cả triền sông, nước vẫn chảy lững lờ.
Lưng chừng trời, anh có nghĩ đến thơ?
Viết gì cho em - ghi lại từng khoảnh khắc
Xa nhau rồi, nơi chân trời xa lắc
Anh có nhớ em, đang rưng rức độ cao?
Bầu trời này còn sót một vì sao
Bình minh lao xao, nôn nao, thổn thức
Giữa mênh mang hiện về bao ký ức
Thương lắm cánh diều, không gặp gió lắt lay.
Anh bảo em hãy chầm chậm thôi
Cho anh ôn lại ngày xưa một chút
Một thời xa, bây giờ càng cuốn hút
Quên sao được nụ cười ấy trong mơ.
Em vẫn hồn nhiên, vẫn như dại như khờ
Như ngày ấy, anh dặn em có nhớ?
Đi một mình dễ gặp điều trắc trở
Chẳng ai có quyền được đến sát bên em.
Em vẫn đẹp như ngày hai đứa đi xem
Những đêm tròn trăng quê mình hội mở
Nét duyên thầm, để anh thương anh nhớ
Ước gặp một lần, mà không được em ơi!
Anh yêu em, yêu nhất trên đời!
Đất khiến trời xui, chúng mình gặp lại
Câu chuyện tình… Một mình anh hoang hoải
Đến bây giờ em chưa hiểu được đâu.
Em lên xe, anh ngồi lại rất lâu
Chia tay rồi, sao lòng cứ nghẹn lại
Ở nơi ấy, một phương trời xa ngái
Em có bằng lòng với hạnh phúc mình không?
KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN
Đại Tướng về thăm lại Điên Biên
Người đặt chân lên vùng đồi hoa vàng nghệ
Khe khẽ trầm tư… Nghe lòng đất kể
Giữa nơi này đẫm máu đồng đội ông.
Sáu mươi năm hào sảng ánh hồng
Ngày kỷ niệm, nhớ mùa ban trắng núi
Dòng xe thồ nối nhau xuyên rừng, băng suối
Tiếng hò dô kéo pháo vẳng đâu đây.
Thành phố Điện Biên bồng bềnh sương mây
Đất đá đồi xưa, xanh màu xanh lịch sử
Hầm Đờ-Cát lặng im - chết rồi con thú dữ
Chín năm trường kỳ, làm nên một Điện Biên.
Mang mũ sao về quê mẹ bình yên
Mắt dõi trông từng làn sóng biển
Hồn còn hướng về Điện Biên tha thiết
Lòng đất Vũng Chùa, Người đâu dễ ngủ yên.
MẦU TÍM RIÊNG EM
Em đâu đố ai “tìm được lá Diêu Bông”
Đừng mà anh, đừng ngày đêm lo lắng
Rừng bên kia, mây đùa với nắng
Hoa Mua bên này, anh hái tặng em.
Vẫn biết em chỉ thích hoa sim
Màu tình yêu không thể nào quên được
Giữ trong tay một ngàn lần ước
Hữu Loan ơi! Mầu tím đâu rồi?
Lá vàng rơi heo hắt khôn nguôi
Cánh hoa mong manh, mong manh mầu tím?
Nụ hôn đầu cả rừng chiều xao xuyến
Mãi ngọn nguồn suối lơ lửng về sông!
Anh đổi màu em, bằng bẩy sắc cầu vồng
Vô tình thôi nụ cười em biến mất
Tuột nhau rồi, tím chẳng tròn trong mắt
Tím vẫn là màu tím của riêng em.
MÀU HOÀNG HÔN
Anh nâng mãi trên tay
Chiếc lá vàng chậm rơi xuống tóc
Lòng ngẩn ngơ trong dáng chiều xuống thấp
Lẻ loi cơn gió hững hờ.
Thực hay mơ
Thu lãng đãng và hoàng hôn hờ hắt...
Tím đẫm không gian, tím tràn trong mắt
Bước chân ai đi ở ngập ngừng
Run rẩy heo may chiều cứ tím rưng rưng
EM LÀ TÔI
Em đã qua đời tôi
Như đáy sông, sóng ngầm cuộn chảy
Như ráng chiều ấp iu, cho xuân dậy
Như đốm than hồng, bùng lửa cháy lên.
Em đã qua tôi - Cơn gió dịu êm
Xua ưu tư một thời sương nụ
Chát chua, cay đắng, ngọt bùi…
Nhớ nhung sau những đơn côi
Trái đất quay, với tình em thơm thảo.
Bầu trời đêm
Em - ngôi sao sáng tỏ
Lung linh giữa vô số thiên hà
Em qua tôi, một ngày… Xa lắm
Kỷ niệm về em đằm thắm
Ánh mắt làn môi - hồn hút tôi rồi
Dẫu lỡ làng. Tôi vẫn biết em ơi!
Chẳng phải của nhau
Sao lòng như thắt?
Quãng đường này, tím chiều trong mắt
Em là tôi - Tôi mãi mãi là em.
TRUYỆN NGẮN của Nguyễn Minh Hiền
CHIỀU CUỐI NĂM
Một buổi chiều cuối năm, không khí
tết đang tràn ngập các khoa. Một chậu quất thật to, giống như hình cây thông No-En.
Lá dầy, xanh quả vàng rực tươi rói, sừng
sững trước cửa phòng khám của bệnh viện.
Tôi chạy thật nhanh lên cầu thang để kịp dự buổi liên hoan tổng kết cuối
năm. Tay cầm một tờ giấy kết quả xét nghiệm vi
sinh chưa kịp trả tới khoa điều trị. Đằng sau tôi đồng nghiệp cũng đang hăm hở
cười nói vui vẻ. Dãy ghế cho bệnh nhân chờ khám vắng dần, chỉ còn lại một ít
bệnh nhân. Nơi chúng tôi họp là hội trường dùng để họp giao ban hàng ngày. Đằng cuối hành lang, tôi chợt
nhìn thấy một bệnh nhân đang chầm chậm bước ngược chiều, với vẻ mặt buồn buồn,
nửa như muốn nói gì nửa như muốn hỏi. Rồi người bệnh nhân ấy khép nép hỏi :
Các chị đi đâu mà vui vẻ thế? Và chằm chặp đưa ánh mắt nhìn về phía tôi
kêu lên : Chị! Chị ơi!, rồi oà lên khóc. Không thể đi được, tôi lên tiếng :
Có việc gì thế em? Trên hội trường tiếng vỗ tay râm ran. tôi nghe rõ tốp
ca nữ hát bài: “Mùa xuân đến rồi đó”.
Lòng tôi rạo rực đến khó tả, mặc dù bài ấy rất quen thuộc và cũng đã biểu diễn
nhiều lần.
Một bệnh nhân, một cô gái. Như chết đuối vớ phải cọc, và bắt đầu…Em nói với
tôi, như tôi với em đã quen biết nhau từ lâu rồi. Em lại nức nở như chưa được
khóc bao giờ. Lúc này tôi thật giống như mẹ, như chị của em. Em vừa nói vừa nấc
:
Chị à…Em…Em muốn… Em cứ bình tĩnh – tôi nhẹ nhàng với em. Một cơn gió
lạnh vô tình lọt qua khung cửa kính mà ai đó mở ra, không biết vô tình hay hữu
ý chưa đóng lại, hành lang chỉ còn tôi và em. Em kể với tôi giọng đứt từng
quãng :
Hôm qua anh ấy uống say và về rất muộn Thằng lớn nhà em đang ôn thi,
thấy bố về nó nhanh nhảu :
Con chào bố. Chồng em một chân bước qua cửa, tay phải bấu vội vào nắm
đấm, chệnh choạng, nghiêng ngả với cái giọng méo tiếng sặc sụa nồng nặc mùi rượu:
Bo…Búa…lại… Bo…Bo rồi còn gì.
Tiếng em nói lúc nhỏ lúc to mà vẫn cứ như rót vào tai tôi. Tự nhiên tôi bật
cười, và em cũng cười gượng theo. Em kể tiếp, - Em nhẹ nhàng hỏi chồng em :
Anh đi đâu mà từ sáng đến khuya mới về? Khổ chưa! Với giọng rượu lè nhè:
Tôi còn bận làm, bận ăn… ư…hừ…Co…Cua…Cô hiểu chưa?...Co…Cô không thấy
cuối năm bù đầu bù tai lên rồi à?...Hự..hự… Tiền chỉ có thế, cô còn thắc mắc
gì?
Anh ấy vừa nói vừa ậm oẹ như muốn
nôn. Em lấy khăn ấm lau mặt và đỡ anh ấy nằm xuống giường. Nghe chừng rất mệt
lắm, giầy chưa tháo mà anh ấy đã ngủ say như chết. Em lặng đi chừng hơn một
phút, tôi cũng không hỏi gì, đưa ngón tay gãi gãi mang tai. Em kể tiếp:
Chị ạ rồi… Một ngày nghỉ cuối tuần nhà em và vợ chồng người bạn rủ nhau
đi ăn sáng, rồi uống cà phê. Chúng em hân hoan “chuyện chai, chuyện lọ” linh tinh của một tuần chưa được gặp nhau.
Bỗng chuông điện thoại của anh ấy reo lên. Như phản xạ có điều kiện, anh chộp
rất nhanh chiếc điện thoại và nói như nói trong cổ họng :
Ừ…ừ …Được rồi… Được rồi anh tới ngay. Anh ấy quay sang nói với vợ chồng
ông bạn :
Xin lỗi, mình có chút việc phải đi ngay, tiếc quá thông cảm cho mình nhé.
Giọng em lúc này bình tĩnh hơn :
Đấy! Đấy! Chồng em như thế đấy, chị thấy không? đến một buổi dành cho
gia đình mà cũng không được trọn vẹn. Em lặng đi một lúc rồi lại sụt sịt:
Chị ạ, chủ nhật trước cũng thế. Tôi muốn nói với em một điều gì đó trong
vai trò một chuyên gia tư vấn để an ủi em nhưng… Em lại tiếp tục:
Chị biết không? Có một hôm điện thoại bàn nhà em đổ chuông. Đầu dây bên
kia có tiếng đàn ông:
Chị à, hôm nay thủ trưởng muốn gặp anh, mà anh không có ở cơ quan, điện
thoại di động thì tắt, anh có nhà không hả chị? Một vài lần khác cũng vậy. Thế
là sao hả chị ? - Giọng em nghèn nghẹn. Một tuần nay rồi, chồng em lại bảo đi
công tác, chờ mãi mà chẳng thấy anh ấy điện về, em sốt ruột quá nên gọi đi mà
không liên lạc được. Nhà nước gì mà không không phủ hết sóng đi cho dễ liên lạc
chị nhỉ?
Tôi nhìn em rồi quay đi cố giấu nỗi buồn vào đáy mắt. Thương cho em một
người đàn bà xinh đẹp, lại có chút gì đó hồn nhiên và ngây thơ, trông rất có
duyên nữa. Em dẫn tôi đi hết khúc này đoạn kia, trời tối lúc nào không biết.
Đường Tràng Thi sáng rực pa nô, lô gô xanh đỏ náo nức. Cây cơm nguội
từng chùm, từng chùm vàng hanh đang chĩa vào cửa sổ hành lang như muốn nói điều
gì. Bỗng nhiên tôi nghĩ đến một bát canh râu tôm nấu với ruột bầu nóng hổi mà
cả nhà đang ngồi ăn thật ngon. Đâu đây nghe câu được câu chăng bài hát : “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” nghe râm ran từ chiếc loa truyền thanh bên
đường vọng lại. Tôi cùng em bước xuống bậc cầu thang cuối cùng. Tôi định trêu
em nhưng lại rất thông cảm với em. Tôi đọc nhanh mấy câu thơ như để an ủi em:
“Chồng
là gì hả em?
Mà em
phải bận tâm
Cứ cho là lấy nhầm
Chờ thời cơ lấy lại”
Em cười nhỏ nhẹ, hàm răng em trắng như ngọc như ngà, khiến tôi như phát
ghen. Dường như không muốn “chờ thời cơ
lấy lại”. Em như níu chân tôi lại. Tôi cười phá lên:
Thế thì chị bầy cách cho em gọi chồng về nhé. Thơ trong đầu tôi lại bung
ra:
“ Đi đâu gọi mãi anh ơi!
Một trăm cuộc
nhỡ anh thời ở đâu?
Vùng xa
hay tít vùng sâu
Ngoài vùng phủ
sóng hay lầu phủ chăn
Thôi thì
đừng nhé băn khoăn
Sóng em cũng phủ cái chăn giống
mình”.
Em cười rất mãn nguyện, đầu hơi cúi xuống hất nhẹ cái khăn che kín cổ,nhìn
em càng duyên dáng hơn.Nhưng vẻ mặt thẫn thờ buồn buồn. Tôi bước nhanh ra cổng,
sương đã chan khắp mặt đường. cành cây loáng loáng ánh đèn đường. Cổ họng tôi
khô lại. Biết nói gì với em đây, khi nghe em gọi với :
Chị ơi… Chị… Chị, em không muốn phủ “cái
chăn giống mình” đâu…
Hà Nội
chiều đông 2013
CUỘC ĐỜI
Cạn khô nước mắt thu rồi
Em ngồi đếm đoạn một thời ấy... xanh
Rậm rì mấy đám cỏ tranh
Vênh vang, quăng quật một nhành hoa lan
Em ngồi đếm cái đa đoan
Thẳng lưng mà cõng trái ngang cuộc đời
Bánh đa kẹo bột mẹ ơi !
Con còn nhớ lắm, một thời cam go
Tình yêu trong vắt như thơ
Chợt thương, chợt nhớ, ngu ngơ chật ngày
Bây giờ hoang hoải bàn tay
Đường đời xấp ngửa những ngày hư không
Bềnh bồng ơi hỡi bềnh bông
Xuân như xuân đến đã đông đặc dầy
Buồn vui những chuyện đâu đây
Chợ tình… Đêm trắng là ngày thay đen.
CUỘC ĐỜI
Cạn khô nước mắt thu rồi
Em ngồi đếm đoạn một thời ấy... xanh
Rậm rì mấy đám cỏ tranh
Vênh vang, quăng quật một nhành hoa lan
Em ngồi đếm cái đa đoan
Thẳng lưng mà cõng trái ngang cuộc đời
Bánh đa kẹo bột mẹ ơi !
Con còn nhớ lắm, một thời cam go
Tình yêu trong vắt như thơ
Chợt thương, chợt nhớ, ngu ngơ chật ngày
Bây giờ hoang hoải bàn tay
Đường đời xấp ngửa những ngày hư không
Bềnh bồng ơi hỡi bềnh bông
Xuân như xuân đến đã đông đặc dầy
Buồn vui những chuyện đâu đây
Chợ tình… Đêm trắng là ngày thay đen.
EM MUỐN
Em chỉ được tựa khẽ vai anh thế thôi
Để bù lại cái lung lay khập khiễng
Mong đừng vẽ bức tranh hoang tưởng
Cái được cho đi cái mất mang về.
Vẫn là em, vẫn là anh
Xa xôi thế, vờ như gang tấc
Đêm về nghe thu tràn giữa giấc
Cái lạnh chưa đi cái buốt đã về.
Đông Hà Nội chật chội cơn mê
Lá vàng rụng rơi nham nhở
Mùa đông khẳng khiu gầy guộc
Muốn xé vòm trời nới lỏng cơn đau.
Anh của em ơi! Sao bây giờ mới thấy nhau
Em lại băn khoăn bên bờ vai đang được
Em lại băn khoăn cho những điều ước
Quãng đường còn lại có mãi vậy không ?
Em chỉ được tựa khẽ vai anh thế thôi
Để bù lại cái lung lay khập khiễng
Mong đừng vẽ bức tranh hoang tưởng
Cái được cho đi cái mất mang về.
Vẫn là em, vẫn là anh
Xa xôi thế, vờ như gang tấc
Đêm về nghe thu tràn giữa giấc
Cái lạnh chưa đi cái buốt đã về.
Đông Hà Nội chật chội cơn mê
Lá vàng rụng rơi nham nhở
Mùa đông khẳng khiu gầy guộc
Muốn xé vòm trời nới lỏng cơn đau.
Anh của em ơi! Sao bây giờ mới thấy nhau
Em lại băn khoăn bên bờ vai đang được
Em lại băn khoăn cho những điều ước
Quãng đường còn lại có mãi vậy không ?
MỘT MÌNH ANH
Chỉ một mình anh,
Mới hiểu được em thôi.
Bởi chẳng tình yêu nào,
Lạ kì, chia sẻ, cảm thông…
Người ta yêu nhau,
Vì bao nhiêu mục đích…
Em rất thích,
Tình yêu muộn màng của anh.
Những lời dặn dò… Rất xanh,
Lời yêu thương… Trong như pha lê.
Từ đầu dây bên kia,
Anh thổn thức!...
Anh giang rộng vòng tay,
Tưởng như vô thức,
Vòng tay thánh thánh thiện của anh
ANH ĐỪNG BUỒN
Sao anh cứ buồn , buồn mãi không thôi?
Cả những lúc bên em, không làm anh vui được
Em biết rồi, anh vẫn thường ao ước…
Đừng có cánh tay nào khoác nhẹ vai em.
Khoảng trời này không phải của riêng
Phải chia vui với trang thơ viết vội
Đừng tủi thân, đừng kết em vào tội
Vì lúc vắng anh, em chỉ có thơ thôi.
Chia tay rồi, anh mong em khoẻ vui
Đừng để lạnh khi mùa đông đang đến
Anh khuyên em vị tha lương thiện
Để đỡ buồn lòng, để sức khoẻ trẻ ra.
Cám ơn anh vì ý nghĩ sâu xa
Rút kinh nghiệm từ vị đời chắt lọc
Nhớ nhé em, đừng bận lòng, đừng khóc
Anh sẽ là viên ngọc hoá phép cuộc đời .
Chỉ một mình anh,
Mới hiểu được em thôi.
Bởi chẳng tình yêu nào,
Lạ kì, chia sẻ, cảm thông…
Người ta yêu nhau,
Vì bao nhiêu mục đích…
Em rất thích,
Tình yêu muộn màng của anh.
Những lời dặn dò… Rất xanh,
Lời yêu thương… Trong như pha lê.
Từ đầu dây bên kia,
Anh thổn thức!...
Anh giang rộng vòng tay,
Tưởng như vô thức,
Vòng tay thánh thánh thiện của anh
ANH ĐỪNG BUỒN
Sao anh cứ buồn , buồn mãi không thôi?
Cả những lúc bên em, không làm anh vui được
Em biết rồi, anh vẫn thường ao ước…
Đừng có cánh tay nào khoác nhẹ vai em.
Khoảng trời này không phải của riêng
Phải chia vui với trang thơ viết vội
Đừng tủi thân, đừng kết em vào tội
Vì lúc vắng anh, em chỉ có thơ thôi.
Chia tay rồi, anh mong em khoẻ vui
Đừng để lạnh khi mùa đông đang đến
Anh khuyên em vị tha lương thiện
Để đỡ buồn lòng, để sức khoẻ trẻ ra.
Cám ơn anh vì ý nghĩ sâu xa
Rút kinh nghiệm từ vị đời chắt lọc
Nhớ nhé em, đừng bận lòng, đừng khóc
Anh sẽ là viên ngọc hoá phép cuộc đời .
THÁNG BA NÀY
Mỗi năm qua đi, Tigôn bạc thêm cánh
Đỏ hồng tươi một thời lóng lánh
Xao xác nhiều - giông bão tả tơi.
Vươn lên ngọn những kiêu sa rực rỡ
Khoả lấp đi một thời lỡ dở
Chẳng còn hình tim vỡ mảnh ba.
Người đã đi bỏ rơi nỗi nhớ
Người ở lại dẫu nhiều trăn trở
Vẫn dịu dàng như hơi thở mùa xuân.
Đôi vai gầy nhẹ tênh. Trói buộc
Đã qua đi qua mùa đông gân guốc
Tháng ba này sao chẳng giống tháng ba xưa.
RAU TÀU BAY
Dưới chân tường hai cây nho nhỏ
Lối đi này không phải là ngõ
Chỉ một bức tường xăm trổ rêu phong.
Nó tự nhiên như ở nơi hoang dã
Rừng Trường Sơn bạt ngàn hoa Tàu Bay nở
Rực rỡ trắng vàng dưới khoảng trời xanh.
Đỏ bếp Hoàng Cầm miếng lương khô lót dạ
Bát canh Tàu Bay mùi thơm rất lạ
Thật diệu kì cây lá nước Nam ta.
Lá biếc xanh làm nên thời hoa đỏ
Rừng Trường Sơn một đêm trăng tỏ
Kí ức hiện về còn đó một bài ca.
KHÔNG PHẢI
MỘT PHÍA
Và đã thầm yêu…Từ cái nhìn ngày ấy
Anh hiểu không? Lòng em như sóng dậy
Thương lắm con tim – môi khẽ nở nụ cười.
Một chút tình, em gói trọn vào thơ
Hình bóng anh từ hôm ấy chẳng mờ
Đường về chiều dù chênh chao mầu tóc.
Thổn thức trong đêm hay tiếng lòng nức nở
Em lang thang từ góc đường nhung nhớ
Nhé đừng buồn, không một phía đâu anh.
Quãng đời này nghĩa tình nhiều sâu nặng
Thương tháng ba hoa gạo rơi thiếu nắng
Nhặt những cánh buồn, gom đốt lửa tình yêu .
TRĂN TRỞ
Một mình ăn, một minh chơi
So đo với cả bạn đời trăm năm
Thấy tiền to nhỏ lén găm
Suốt đời chỉ biết chăm chăm riêng mình
Bạn bè quên hết thân tình
Chữ trung, chữ hiếu, chữ vinh nghĩ gì!
Con mình cũng chẳng nghĩ chi
Công to, việc lớn quen ì, mặc ai
Bình minh phờ phạc đêm dài
Lơ mơ “việc nước”, bạc bài thâu đêm
Tình chiều nghiêng ngả nếm thêm
Sức tàn lực kiệt, gối mềm, quẩn quanh
Vì đâu cây phải gãy cành
Khi đau lúc ốm, tự hành đổ xiêu
Có đâu thấy lũ “tiểu yêu”
Bây giờ gặp nạn, nghĩ điều nông sâu
Mồi thơm cá dễ cắn câu
Cá không có nước - bí bầu xa nhau
XA NHAU
Đầy trời mưa, như Ngâu dầm tháng bẩy
Tháng ba riêng em là như thế đấy
Sao cứ trôi dần nỗi nhớ về anh...
Vài ba giờ nữa, máy bay cất cánh
Liệu thời tiết này, có xoá đi ám ảnh
Nặng cả triền sông, nước vẫn chảy lững lờ.
Viết gì cho em - ghi lại từng khoảnh khắc
Xa nhau rồi, nơi chân trời xa lắc
Anh có nhớ em, đang rưng rức độ cao?
Bình minh lao xao, nôn nao, thổn thức
Giữa mênh mang hiện về bao ký ức
Thương lắm cánh diều, không gặp gió lắt lay.
CÂU CHUYỆN TÌNH
Cho anh ôn lại ngày xưa một chút
Một thời xa, bây giờ càng cuốn hút
Quên sao được nụ cười ấy trong mơ.
Như ngày ấy, anh dặn em có nhớ?
Đi một mình dễ gặp điều trắc trở
Chẳng ai có quyền được đến sát bên em.
Những đêm tròn trăng quê mình hội mở
Nét duyên thầm, để anh thương anh nhớ
Ước gặp một lần, mà không được em ơi!
Đất khiến trời xui, chúng mình gặp lại
Câu chuyện tình… Một mình anh hoang hoải
Đến bây giờ em chưa hiểu được đâu.
Chia tay rồi, sao lòng cứ nghẹn lại
Ở nơi ấy, một phương trời xa ngái
Em có bằng lòng với hạnh phúc mình không?
KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN
Người đặt chân lên vùng đồi hoa vàng nghệ
Khe khẽ trầm tư… Nghe lòng đất kể
Giữa nơi này đẫm máu đồng đội ông.
Ngày kỷ niệm, nhớ mùa ban trắng núi
Dòng xe thồ nối nhau xuyên rừng, băng suối
Tiếng hò dô kéo pháo vẳng đâu đây.
Đất đá đồi xưa, xanh màu xanh lịch sử
Hầm Đờ-Cát lặng im - chết rồi con thú dữ
Chín năm trường kỳ, làm nên một Điện Biên.
Mắt dõi trông từng làn sóng biển
Hồn còn hướng về Điện Biên tha thiết
Lòng đất Vũng Chùa, Người đâu dễ ngủ yên.
MẦU TÍM RIÊNG EM
Em đâu đố ai “tìm được lá Diêu Bông”
Đừng mà anh, đừng ngày đêm lo lắng
Rừng bên kia, mây đùa với nắng
Hoa Mua bên này, anh hái tặng em.
Vẫn biết em chỉ thích hoa sim
Màu tình yêu không thể nào quên được
Giữ trong tay một ngàn lần ước
Hữu Loan ơi! Mầu tím đâu rồi?
Lá vàng rơi heo hắt khôn nguôi
Cánh hoa mong manh, mong manh mầu tím?
Nụ hôn đầu cả rừng chiều xao xuyến
Mãi ngọn nguồn suối lơ lửng về sông!
Anh đổi màu em, bằng bẩy sắc cầu vồng
Vô tình thôi nụ cười em biến mất
Tuột nhau rồi, tím chẳng tròn trong mắt
Tím vẫn là màu tím của riêng em.
Bắc Giang 29 – 6 - 2008
MÀU HOÀNG HÔN
Anh nâng mãi trên tay
Chiếc lá vàng chậm rơi xuống tóc
Lòng ngẩn ngơ trong dáng chiều xuống thấp
Lẻ loi cơn gió hững hờ.
Thực hay mơ
Thu lãng đãng và hoàng hôn hờ hắt...
Tím đẫm không gian, tím tràn trong mắt
Bước chân ai đi ở ngập ngừng
Run rẩy heo may chiều cứ tím rưng rưng
Thu huyền ảo - nhoà bóng anh hư ảo
Tất cả lặng im mà lòng
em giông bão
Giữa tím lịm chiều, ngây dại với hoàng hôn. EM LÀ TÔI
Em đã qua đời tôi
Như đáy sông, sóng ngầm cuộn chảy
Như ráng chiều ấp iu, cho xuân dậy
Như đốm than hồng, bùng lửa cháy lên.
Em đã qua tôi - Cơn gió dịu êm
Xua ưu tư một thời sương nụ
Chát chua, cay đắng, ngọt bùi…
Nhớ nhung sau những đơn côi
Trái đất quay, với tình em thơm thảo.
Bầu trời đêm
Em - ngôi sao sáng tỏ
Lung linh giữa vô số thiên hà
Em qua tôi, một ngày… Xa lắm
Kỷ niệm về em đằm thắm
Ánh mắt làn môi - hồn hút tôi rồi
Dẫu lỡ làng. Tôi vẫn biết em ơi!
Chẳng phải của nhau
Sao lòng như thắt?
Quãng đường này, tím chiều trong mắt
Em là tôi - Tôi mãi mãi là em.
MINH HIỀN ƠI!
Má thương con lắm Hiền ơi!
Bỗng dưng gió giật, đất trời đảo điên
Con là con gái có
duyên
Tài hoa chẳng kém, dịu hiền dễ thương
Tưởng rằng mộng
đẹp vấn vương
Ngờ đâu xã hội nhiễu nhương lan tràn
Thôi con đừng rút
ván sàn
Còn người còn lụy - nẻo đàngcòn phơi
Coi như không gặp
trên đời
Vô duyên một đoạn, nụ cười héo hon
Để lòng thanh
thản sớm hôm
Cứ vui con cháu, chẳng hờn giận ai
Đời người ngắn
lắm con ơi!
Vui câu lạc bộ thảnh thơi đánh cầu
Tội người, người
chất nặng đầu
Ra đi sẽ hối, qua cầu sẽ rơi
Đừng buồn nữa nhé
Hiền ơi!
Cứ vô tư, cứ nghỉ ngơi…Mặc người
.
Hoàng
Hiệp 06h/21/10/2007
Lời bình:
TIẾNG GỌI CON “MINH HIỀN ƠI!”
HAY TIẾNG LÒNG THỔN
THỨC
Dường như con người ta sinh ra đều có
số phận, số phận như được an bài. Có những người suốt đời hưởng vinh hoa phú
quý, có người cả đời long đong lận đận nghèo túng, có người “đứt gánh giữa đường” để nửa cuộc đời
sống cô đơn hiu quạnh, lại có người kinh tế đầy đủ mà không đủ đầy, bởi trong
lòng héo khô thui chột…Nhất là phận con gái mười hai bến nước, biết bến nào đục
bến nào trong. Có người mẹ người cha nào sinh con ra, khi tác hợp thành thân cho
con lại muốn con mình khổ hạnh. Tất cả họ đều muốn cho con mình được sung sướng,
hạnh phúc, vui vẻ, an nhàn. Nhưng trớ trêu thay, cái gọi là “số phận con người” lại thường không theo
ý muốn của con người. Và thế rồi phó thác mặc đời, hoặc rẽ ngang tìm bến mới.
Mà chắc gì bến mới đã hay hơn. Tạo hóa sinh ra như một mớ bong bong, mà có lẽ
thế mới thành xã hội.
Nhà thơ Hoàng Hiệp viết mười tám câu lục bát, là những tiếng kêu đứt ruột, dứt
gan, ngay đề tài bài thơ bà đã thảm thiết gọi tên con “Minh Hiền ơi!”. Có người mẹ nào mà không xót xa đau đớn khi thấy
con mình hoạn nạn. Thương con bà như nấc lên đau đớn :
“Má thương con lắm Hiền ơi!
Bỗng
dưng gió giật, đất trời đảo điên”
Đất trời đảo điên, hay lòng bà
điên đảo? phải chăng đây là cú sốc lớn với con gái bà. Qua từ “Bỗng dưng” ta thấy hoàn cảnh xẩy ra
không hề bình thường, một sự thay đổi đột ngột. Cái đột ngột ở đây lại là “Gió giật, đất trời đảo điên”. Cách dùng
hình ảnh hướng ngoại của nhà thơ, làm cho độc giả nghĩ đến một sự tàn phá đến
ghê gớm. Cái hay ở cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ, khiến độc giả liên tưởng từ
hướng ngoại đến hướng nội là sự đổ vỡ, rạn nứt của hạnh phúc gia đình. Mà con
gái bà đâu phải là con người hèn kém, hư đốn, đần độn cho cam:
“Con là con gái có duyên
Tài
hoa chẳng kém, dịu hiền dễ thương”
Thành ngữ có câu “Nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống
chẳng ai bằng mình”. Con gái bà, bà nuôi bà biết, đâu phải tự nâng cao phẩm
giá. Đây là bài thơ tả thực, viết với lối tự sự theo chiều mặt phẳng, một trang
nhật ký viết bằng thơ. Nhân vật Minh
Hiền con gái bà ngoài đời quả là một cô gái thông minh, có duyên, mà cái
duyên lại không mấy khi phát tiết ra ngoài; hào hoa phong nhã, dịu hiền dễ
thương dễ mến, dễ gần, dễ thân, đẹp người đẹp nết. Một cô gái được dậy dỗ trong
một gia đình lề nếp, gia phong có đủ tứ đức“Công
dung ngôn hạnh” của người con gái. Cô có chuyên môn giỏi trong việc nghiên
cứu sinh học, được nhiều người yêu mến. Cô còn là một nhà thơ đang có sức vươn
trong lĩnh vực văn học, được nhiều người trong giới văn nghệ sĩ biết đến tên
tuổi thế mà :
“Thân em như giếng giữa đàng
Người
khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
(Ca dao)
Có lẽ Minh Hiền con gái bà là một trong những cô gái xấu số. Cô như cái
giếng trong sạch, lẽ ra phải được nâng niu giữ gìn như một kho báu, thế mà còn
có kẻ phàm phu tục tử trà đạp lên nhân phẩm cô một cách phũ phàng. Có ai biết
được chữ ngờ, tạo hóa đã đặt bày. Nhà thơ Hoàng
Hiệp cũng như bao bà mẹ khác, “Tưởng
rằng mộng đẹp vấn vương”. Nhưng có “Ngờ
đâu xã hội nhiễu nhương lan tràn”. Bà xót xa con gái bà, con gái bà cũng
chỉ là một trong những nạn nhân, trong nhiều nạn nhân của thời mở cửa. Nhưng
với tư cách của một người mẹ đầy tính nhân văn bà vẫn khuyên con bà:
“Thôi con đừng rút ván sàn
Còn
người còn lụy - nẻo đàng còn phơi”.
Hình ảnh “Rút ván sàn” là câu thơ ảo nhưng lại nói nên nhân phẩm tư cách con
người. Bà khuyên con “đừng rút” đâu
phải phó mặc cuộc đời buông trôi, con người bà thật phúc hậu, bà vẫn nghĩ rằng “Còn người còn lụy” và sự thật vẫn là sự
thật, cái gì đến nó sẽ đến, cái gì đi nó sẽ đi. Những kẻ bất nhân thất đức “Coi như không gặp trên đời”. Nói là vậy
nhưng câu thơ khắc khoải như dao cứa vào lòng:
“Vô duyên một đoạn, nụ cười héo hon”.
Người mẹ nào đẻ con ra, nuôi
con khôn lớn khi thấy con mình quằn quại mà không đau đớn xót thương. Tác giả
tự trách mình một cách vô cớ, dằn vặt tâm can, lời thơ thổn thức như hối hận
điều gì, chỉ “Vô duyên một đoạn” rồi
để sợi tơ hồng thành mớ bòng bong, để “Nụ
cười héo hon” méo mó với những
ngày còn lại của cuộc đời. Câu thơ dung dị như lòng mẹ, đầy tình nhân hậu che
chở con mình, bà khẽ an ủi khuyên con:
“Để lòng thanh thản sớm hôm
Cứ
vui con cháu chẳng hờn giận ai
Đời
người ngắn lắm con ơi!
Vui
câu lạc bộ, thảnh thơi đánh cầu”.
Đời con người ta sống có ích tính
trung bình có sáu mươi năm. Cái gì mất đã mất cái gì còn vẫn còn, có những cái
tồn tại không dùng được cũng cần coi như đồ phế thải :
“Ta hãy giữ
những gì ta đang có
Ta
vứt đi những thứ không cần dùng”.
(Luân hồi N T)
Hãy cứ sống vui, sống khỏe với con
với cháu, chia sẻ buồn vui cùng bè bạn, chính là liều thuốc bổ thần tiên, và là
khoảng trời riêng của mình. Những vần thơ cuối bài làm ấm lòng con gái mình, và
cũng làm người đọc đỡ mủi lòng. Đoạn kết nhà thơ triết lý như một sự nhân quả:
“Tội người - người chất nặng đầu
Ra
đi sẽ rối, qua cầu sẽ rơi”
Tình thương của người mẹ thật
bao la như biển cả, câu kết cuối cùng bà viết như vẫn sợ con mình khổ đau bà
không quên nhắc lại lời khuyên nhủ con mình như một điệp khúc vang ngân trong
tâm trí cô con gái yêu đáng thương của mình, bà lại gọi tên con Minh
Hiền lần nữa :
“Đừng buồn nữa nhé! Hiền ơi!
Cứ
vô tư, cứ nghỉ ngơi, mặc người”
Câu thơ bị đứt đoạn bởi dấu
chấm than (!) như tắc nghẹn trong cổ rồi
mới bật ra gọi “Hiền ơi!” , và dấu
chấm lửng (…) cắt vụn câu thơ như đứt ra từng khúc ruột. Bà biết con mình khổ
lắm, đau lắm nhưng biết làm sao. Nếu là gánh nặng mẹ đã gánh đỡ con rồi. Lời
thơ như tự trách khứa chính mình “Một con
ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Nếu con vui thì mẹ cũng nhẹ lòng. Nhưng những nỗi
đau đã hằn sâu vào máu thịt, như chích vào tim gan, như giằng như xé. Mẹ biết,
mẹ hiểu lắm. Mẹ còn cảm thông như hai người đàn bà với nhau. Con vô tư làm sao
được, con an lòng làm sao được. Vết thương lòng trong con như đang còn rỉ máu.
Câu thơ an ủi con mà như cào cấu tâm can mình, day dứt ân hận một điều gì. Nhưng
lại là an ủi cho chính mình.
Mười tám câu lục bát là một
trang nhật ký của nhà thơ Hoàng Hiệp có một cấu tứ bố cục chặt
chẽ. Giọng thơ ngọt ngào, mộc mạc, dung dị mà đằm thắm thiết tha, da diết. gợi
cảm, gợi thương đến gai người. Hai câu đầu bà mở bài như pháo nổ, như tiếng
lòng người mẹ khóc con, rất ăn nhập với hai câu kết như những nốt nhạc âm vang
dội vào lòng người. Tác giả trải lòng mình cho con, cho cháu, cho những người thân,
cho nhân loại, cho độc giả thấy tình cảm của một người mẹ đang đau đớn nhìn con
mình gặp nạn.Và đây cũng là tình cảm của những người mẹ Việt Nam, những người
phụ nữ, với những đứa con thân yêu dứt ruột của mình đang đắm chìm trong bể
khổ. Bài thơ là nốt chấm son trong sự nghiệp thơ văn của bà. Xin chúc bà mạnh
khỏe và nhiều cảm xúc mới để có những thi phẩm mới, cho độc giả cùng chia sẻ
Hà Nội ngày 02 / 9 / 2014
Nhà thơ Nghiêm Thản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét